Hợp thức hóa đất không đúng diện tích mua không?
Hợp
thức hóa đất thừa kế từ thời Pháp thuộc ;
Hợp
thức hóa đất nông nghiệp mua thêm ...
Hợp thức hóa đất không đúng diện tích mua không?
Hỏi: Gia
đình tôi có một thửa đất diện tích 343m2 tại Đông Anh, Hà Nội. Thửa đất này do
bố mẹ tôi mua của thôn từ năm 1991, khi còn là một cái ao. Từ đó đến nay gia
đình tôi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hiện gia đình tôi đã đổ đất xây nhà và muốn được cấp giấy chứng
nhận. Tuy nhiên sau khi đo đạc, cán bộ địa chính cho biết diện tích thửa đất
hiện tại là 460m và có một phần nằm dưới đường dây diện 110kV. Xin nói thêm,
đường dây điện có trước thời điểm bố mẹ tôi mua thửa đất, nhưng trên diện tích
đất dưới đường dây diện gia đình tôi chỉ xây một căn nhà cấp 4 lợp mái tôn để
làm bếp.
Xin hỏi, thửa đất gia đình tôi đang ở có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không? Nếu được, diện tích sẽ được tính thế nào? Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cả 460m2 chúng tôi phải thực hiện những nghĩa vụ gì với Nhà nước? Thời gian từ khi nhận hồ sơ đến khi giải quyết xong bao lâu?
Trả lời
Xin hỏi, thửa đất gia đình tôi đang ở có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không? Nếu được, diện tích sẽ được tính thế nào? Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cả 460m2 chúng tôi phải thực hiện những nghĩa vụ gì với Nhà nước? Thời gian từ khi nhận hồ sơ đến khi giải quyết xong bao lâu?
Trả lời
Nếu gia đình bạn đang sử dụng đất ổn định, được UBND cấp xã nơi có
đất xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất (sau đây gọi là “giấy chứng nhận”) và không phải nộp tiền sử
dụng đất:
1. Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15-10-1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
3. Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
4. Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15-10-1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15-10-1993;
5. Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;
6. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
Trường hợp gia đình bạn có một trong các loại giấy tờ nêu trên nhưng trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất.
Trường hợp không có bất cứ một trong các loại giấy tờ nêu trên thì gia đình bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận nếu đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15-10-1993, đồng thời được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất (phần đất không phù hợp quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt sẽ không được xem xét cấp giấy chứng nhận).
Trường hợp được cấp giấy chứng nhận thì gia đình bạn sẽ phải nộp lệ phí trước bạ đối với phần đất được cấp giấy chứng nhận. Thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ được quy định, không quá 50 ngày làm việc đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận lần đầu.
Bạn có thể liên hệ UBND huyện Đông Anh để được hướng dẫn cụ thể hơn về trình tự, thủ tục, cũng như hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận…
1. Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15-10-1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
3. Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
4. Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15-10-1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15-10-1993;
5. Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;
6. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
Trường hợp gia đình bạn có một trong các loại giấy tờ nêu trên nhưng trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất.
Trường hợp không có bất cứ một trong các loại giấy tờ nêu trên thì gia đình bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận nếu đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15-10-1993, đồng thời được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất (phần đất không phù hợp quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt sẽ không được xem xét cấp giấy chứng nhận).
Trường hợp được cấp giấy chứng nhận thì gia đình bạn sẽ phải nộp lệ phí trước bạ đối với phần đất được cấp giấy chứng nhận. Thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ được quy định, không quá 50 ngày làm việc đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận lần đầu.
Bạn có thể liên hệ UBND huyện Đông Anh để được hướng dẫn cụ thể hơn về trình tự, thủ tục, cũng như hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận…
Luật sư Nguyễn Văn Hậu
(Theo TTO)
(Theo TTO)
Hợp
thức hóa đất thừa kế từ thời Pháp thuộc
Hỏi: Cha tôi được ông bà
nội để lại một thửa đất được cấp bản vẽ từ thời Pháp thuộc tại tỉnh Phú Khánh
(nay là Khánh Hòa). Cha tôi đã sử dụng đất này từ trước năm 1989, sau đó có làm
thủ tục xin cấp giấy chứng nhận nhưng chưa được.
Năm 2009 cha tôi mất, đã
khai tử và làm lại sổ hộ khẩu mới do mẹ tôi đứng tên làm chủ hộ. Giấy đăng ký
kết hôn của cha tôi và mẹ tôi đã bị thất lạc. Vậy nay gia đình tôi muốn làm
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên mẹ tôi thì có được không? Thủ tục
như thế nào?
Căn nhà hiện tại của gia đình tôi đã xuống cấp trầm trọng, chúng tôi muốn làm giấy chủ quyền để xin giấy phép xây dựng. Mong được tư vấn. Cảm ơn.
Trả lời
Theo điều 16 Nghị định 88/2009/NĐ-CP, mẹ của bạn có thể nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở tại UBND xã phường hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận/huyện nơi tọa lạc. Thành phần bộ hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
b) Các giấy tờ thể hiện mẹ bạn đã sinh sống ổn định, lâu dài tại căn nhà này (như các sổ hộ khẩu gia đình trước đây);
c) Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định (nếu có);
d) Sơ đồ nhà ở.
Sau khi nhận được hồ sơ, UBND xã phường sẽ tiến hành kiểm tra và xác nhận các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận. Theo quy định tại Điều 7 và 8 Nghị định 88/2009/NĐ-CP, mẹ bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Đất được sử dụng ổn định từ trước ngày 1-7-2004 (ngày Luật đất đai 2003 có hiệu lực thi hành) và nhà đã được xây dựng từ trước ngày 1-1-2006 (ngày Luật nhà ở có hiệu lực).
2. Nhà, đất không có tranh chấp và không do lấn chiếm.
3. Phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
Trường hợp được cấp giấy chứng nhận, mẹ bạn sẽ nộp tiền sử dụng đất theo quy định sau:
- Trường hợp nhà đất được sử dụng ổn định từ trước ngày 15-10-1993: mẹ bạn không phải nộp tiền sử dụng đất cho toàn bộ diện tích đất nằm trong hạn mức giao đất ở theo quy định của UBND cấp tỉnh tại thời điểm nộp đủ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận (Điểm a khoản 1 điều 14 Nghị định 84/2007/NĐ-CP).
Đối với diện tích đất ở vượt hạn mức, nếu có, mẹ của bạn phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% giá đất ở theo quy định của UBND cấp tỉnh ban hành nhân với hệ số điều chỉnh giá đất tính thu tiền sử dụng đất theo quy định của UBND cấp tỉnh (Điểm a khoản 1 điều 14 Nghị định 84/2007/NĐ-CP, điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP, điểm a mục 1.5.2. Điều 1 Thông tư 93/2011/TT-BTC).
- Trường hợp nhà đất được sử dụng ổn định từ sau ngày 15-10-1993 đến trước ngày 1-7-2004: Đối với diện tích đất nằm trong hạn mức giao đất ở, mẹ bạn phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% giá đất ở theo quy định của UBND cấp tỉnh ban hành tại thời điểm nộp đủ hồ sơ hợp lệ (Điểm a khoản 1 điều 15 Nghị định 84/2007/NĐ-CP, điểm c khoản 2 điều 4 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 120/2010/NĐ-CP).
Đối với diện tích đất ở vượt hạn mức, nếu có, mẹ bạn phải nộp tiền sử dụng đất bằng 100% giá đất ở theo quy định của UBND cấp tỉnh ban hành nhân với hệ số điều chỉnh giá đất tính thu tiền sử dụng đất theo quy định của UBND cấp tỉnh (Điểm a khoản 1 điều 15 Nghị định 84/2007/NĐ-CP, điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP, điểm a mục 1.5.2. Điều 1 Thông tư 93/2011/TT-BTC).
Thời hạn giải quyết không quá 50 ngày làm việc. Sau khi được cấp giấy chứng nhận, bạn có thể liên hệ UBND cấp xã để xin giấy phép xây dựng.
Thân ái chào bạn.
Căn nhà hiện tại của gia đình tôi đã xuống cấp trầm trọng, chúng tôi muốn làm giấy chủ quyền để xin giấy phép xây dựng. Mong được tư vấn. Cảm ơn.
Trả lời
Theo điều 16 Nghị định 88/2009/NĐ-CP, mẹ của bạn có thể nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở tại UBND xã phường hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận/huyện nơi tọa lạc. Thành phần bộ hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
b) Các giấy tờ thể hiện mẹ bạn đã sinh sống ổn định, lâu dài tại căn nhà này (như các sổ hộ khẩu gia đình trước đây);
c) Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định (nếu có);
d) Sơ đồ nhà ở.
Sau khi nhận được hồ sơ, UBND xã phường sẽ tiến hành kiểm tra và xác nhận các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận. Theo quy định tại Điều 7 và 8 Nghị định 88/2009/NĐ-CP, mẹ bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Đất được sử dụng ổn định từ trước ngày 1-7-2004 (ngày Luật đất đai 2003 có hiệu lực thi hành) và nhà đã được xây dựng từ trước ngày 1-1-2006 (ngày Luật nhà ở có hiệu lực).
2. Nhà, đất không có tranh chấp và không do lấn chiếm.
3. Phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
Trường hợp được cấp giấy chứng nhận, mẹ bạn sẽ nộp tiền sử dụng đất theo quy định sau:
- Trường hợp nhà đất được sử dụng ổn định từ trước ngày 15-10-1993: mẹ bạn không phải nộp tiền sử dụng đất cho toàn bộ diện tích đất nằm trong hạn mức giao đất ở theo quy định của UBND cấp tỉnh tại thời điểm nộp đủ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận (Điểm a khoản 1 điều 14 Nghị định 84/2007/NĐ-CP).
Đối với diện tích đất ở vượt hạn mức, nếu có, mẹ của bạn phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% giá đất ở theo quy định của UBND cấp tỉnh ban hành nhân với hệ số điều chỉnh giá đất tính thu tiền sử dụng đất theo quy định của UBND cấp tỉnh (Điểm a khoản 1 điều 14 Nghị định 84/2007/NĐ-CP, điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP, điểm a mục 1.5.2. Điều 1 Thông tư 93/2011/TT-BTC).
- Trường hợp nhà đất được sử dụng ổn định từ sau ngày 15-10-1993 đến trước ngày 1-7-2004: Đối với diện tích đất nằm trong hạn mức giao đất ở, mẹ bạn phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% giá đất ở theo quy định của UBND cấp tỉnh ban hành tại thời điểm nộp đủ hồ sơ hợp lệ (Điểm a khoản 1 điều 15 Nghị định 84/2007/NĐ-CP, điểm c khoản 2 điều 4 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 120/2010/NĐ-CP).
Đối với diện tích đất ở vượt hạn mức, nếu có, mẹ bạn phải nộp tiền sử dụng đất bằng 100% giá đất ở theo quy định của UBND cấp tỉnh ban hành nhân với hệ số điều chỉnh giá đất tính thu tiền sử dụng đất theo quy định của UBND cấp tỉnh (Điểm a khoản 1 điều 15 Nghị định 84/2007/NĐ-CP, điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP, điểm a mục 1.5.2. Điều 1 Thông tư 93/2011/TT-BTC).
Thời hạn giải quyết không quá 50 ngày làm việc. Sau khi được cấp giấy chứng nhận, bạn có thể liên hệ UBND cấp xã để xin giấy phép xây dựng.
Thân ái chào bạn.
Luật sư Huỳnh Văn Nông
(Theo TTO)
Hợp
thức hóa đất nông nghiệp mua thêm
Hỏi: Tôi mua một lô đất
thổ cư 54m2 năm 2013, phía sau lô đất có một phần đất khoảng 12m2 là đất trồng
cây lâu năm thuộc mảnh đất liền kề.
Hiện tôi định mua thêm 12m2 đất này để làm sân sau, chủ đất đồng ý
bán và thỏa thuận sẽ viết giấy tay.
Xin hỏi, giao dịch bằng giấy tay như vậy có hợp lệ không? Có cần
phải làm hợp đồng công chứng ở phường, xã? Liệu sau này tôi có được hợp thức
hóa phần đất này vào lô đất thổ cư 54m2 phía trước của mình không?
Mong được tư vấn. Cảm ơn.
Vũ Lê
Trả lời
Về nguyên tắc, việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải bằng
hợp đồng có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND có thẩm quyền
thì sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hợp thức hóa).
Tuy nhiên, việc tách thửa 12m2 đất nông nghiệp để nhập với thửa
đất ở liền kề thì về nhu cầu thực tế là có, nhưng về mặt pháp lý thì hình như
chưa có quy định.
Tôi không biết đất của bạn ở địa phương nào nên không thể tư vấn
chính xác cho bạn rằng việc chuyển nhượng như vậy có cơ sở pháp lý hay không.
Riêng đối với Tp.HCM thì việc chuyển nhượng như thế là không được
phép do chưa có quy định cho trường hợp tách thửa tương tự.
Nếu việc nhận chuyển nhượng không hợp pháp (bằng giấy tay) thì sẽ
không được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trân trọng.
Luật sư Huỳnh Văn Nông (www.shlaw.vn)
(Theo TTO)