Vay tiền mua nhà: Muốn nhanh phải có bí kíp!
Nếu bạn có ý định mua nhà bằng nguồn vốn vay từ ngân hàng, bạn hãy tham khảo 6 lời khuyên hữu ích dưới đây để việc giao dịch diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng.
Vay tiền mua nhà: Cẩn trọng dễ "sập bẫy" lãi suất
Cuối năm, nhiều ngân hàng dồn dập tung ra các gói cho vay hàng nghìn tỷ đồng, áp dụng lãi suất thấp, đẩy nhanh tốc độ xét duyệt... Nhưng liệu người đi vay có thực sự yên tâm hưởng lãi suất thấp.
Vay tiền mua nhà: Cẩn thận kẻo mắc bẫy tài chính
Giá nhà liên tục hạ, nhà băng lại tỏ ra hào phóng hơn trước nên nhiều người định vay tiền để mua cho có chỗ "chui ra chui vào". Theo các chuyên gia, chỉ nên vay ngân hàng khi đã có một nửa hoặc hai phần ba số tiền
Vay
tiền mua nhà: Muốn nhanh phải có bí kíp!
Nếu bạn có ý định mua nhà bằng nguồn vốn vay từ ngân hàng, bạn hãy tham
khảo 6 lời khuyên hữu ích dưới đây để việc giao dịch diễn ra suôn sẻ và
nhanh chóng.
Lên kế hoạch tài chính và xác định số tiền muốn vay
Nếu xác định mua nhà bằng tiền vay ngân hàng,
bạn cân đối số tiền hiện có và các nguồn “hỗ trợ” khác, và chỉ nên xác
định vay 60 -70% giá trị căn hộ mua. Vì hạn mức vay tối đa tại
các ngân hàng thường là 70% nếu
bạn sử dụng chính căn hộ mua làm tài sản thế chấp hoặc 90% nếu thế chấp bằng
bất động sản khác.
Theo các chuyên gia, nếu nguồn thu nhập của
bạn ổn định (từ lương, cho thuê tài sản và/hoặc kinh doanh) hãy tự tin
quyết định vay và sớm sở hữu căn nhà.
Lựa chọn ngân hàng và
chương trình ưu đãi vay
Để kích cầu thị trường, hiện nay có rất nhiều
ngân hàng kết hợp với chủ đầu tư cam kết cho vay ưu đãi với nhiều
chương trình ưu đãi khác nhau tập trung vào lãi suất, kết hợp với các quà
tặng, ưu đãi giảm giá.... Đối với những khoản vay dài hạn như mua
nhà, khi lựa chọn gói ưu đãi, bạn đừng vội nhìn vào con số, không ngân
hàng nào cho bạn vay không lãi, cần xác
định lãi suất thực tế trong suốt thời gian vay (bao gồm lãi suất ưu đãi và sau
ưu đãi). Thông tin cụ thể về các gói ưu đãi này bạn có thể tham khảo qua
Internet, nhân viên sàn giao dịch bất động sản, chủ đầu tư hoặc bạn bè, người
thân...
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu các điều
kiện ưu đãi đi kèm và các thông số khác giúp bạn dễ dàng cân đối nhu cầu và làm
chủ kế hoạch như hạn mức vay (đã nêu ở trên) và thời hạn vay bên cạnh lãi suất
của ngân hàng.
Cân đối thu nhập và số
tiền trả nợ hàng tháng
Đối với nguồn thu chắc chắn của mình, bạn
cần xác định số tiền trả hàng tháng (gốc + lãi) không nên vượt quá ngưỡng 60-70% thu nhập. Hãy nhớ, thu nhập của
bạn còn phải trang trải các chi phí sinh hoạt hàng ngày khác.
Chủ động chuẩn bị các Hồ
sơ cần thiết
Bạn nên chủ động chuẩn bị các hồ sơ cần thiết
trước khi đến gặp nhà băng, hồ sơ đầy đủ và có chất lượng sẽ quyết định
tới 90% thời gian và quy trình xử lý khoản vay.
Vậy, cần chuẩn bị gì để có được câu trả lời ngay
từ ngân hàng? Đơn giản, sẵn sàng ngay 3 mục:
- Hồ sơ pháp lý cá nhân
- Hồ sơ sơ chứng minh
mục đích vay vốn
- Hồ sơ chứng minh
thu nhập
Thêm nữa bạn hãy là người chủ động yêu
cầu sự trợ giúp của nhân viên ngân hàng khi có các vướng mắc trong quá trình
chuẩn bị hồ sơ.
Các khoản phí và cam kết
ràng buộc của ngân hàng
Các chương trình ưu đãi thường gắn với các điều
kiện ràng buộc nhất định. Không ai muốn mắc nợ mãi, trong khi khoản vay thường
xác định thời hạn dài để chia nhỏ số tiền phải trả hàng tháng; vì vậy, nên tính
trước khả năng bạn sẽ trả nợ trước hạn, phá vỡ hợp đồng. Do đó cần tìm hiểu về phí trả nợ trước hạn và khả năng phải hoàn
lại ưu đãi…
Giữ liên lạc với ngân
hàng
Hãy chủ động liên lạc với ngân hàng thay
vì bị động chờ đợi khoản vay được duyệt và giải ngân. Điều này cũng giúp bạn tránh được nguy cơ bị phạt tiến độ thanh
toán hoặc thiệt hại số tiền đặt cọc hợp đồng mua nhà.
Nếu thực hiện đúng 6 điểm trên, bạn hoàn toàn
có thể đặt vấn đề vay vốn với bất kỳ ngân hàng nào và đàm phán các điều khoản
hợp đồng có lợi và phù hợp nhất cho mình.
(Theo Tiền phong Online)
Vay
tiền mua nhà: Cẩn trọng dễ "sập bẫy" lãi suất
Cuối năm, nhiều ngân
hàng dồn dập tung ra các gói cho vay hàng nghìn tỷ đồng, áp dụng lãi suất thấp,
đẩy nhanh tốc độ xét duyệt... Nhưng liệu người đi vay có thực sự yên tâm hưởng
lãi suất thấp.
Ngân hàng ồ ạt giảm lãi
suất
Trong những tháng cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại lớn đã đồng loạt dành các gói tín dụng có trị giá 2.000 - 4.000 tỷ đồng cho vay tiêu dùng, mua nhà với lãi suất ưu đãi.
Chẳng hạn OCB giảm lãi suất 3 điểm phần trăm, còn 13,5% năm cho khách vay mua nhà, thời gian cho vay cao nhất là 15 năm và mức giải ngân tối đa là 1,5 tỷ đồng cho một khách hàng. Lãi suất cho vay mua nhà thấp nhất tại HDBank cũng chỉ 8,6% một năm, áp dụng trong 3 tháng đầu tiên. Tổng hạn mức cấp tín dụng trong chương trình này của HDBank là 1.000 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng tung ra gói 2.000 tỉ đồng cho cá nhân vay kinh doanh với lãi suất 13%/năm, còn vay mua, xây, sửa chữa nhà là 14%/năm. Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam cho khách hàng vay mua nhà với lãi suất ưu đãi 9,99% một năm trong ba tháng đầu tiên.
Trong những tháng cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại lớn đã đồng loạt dành các gói tín dụng có trị giá 2.000 - 4.000 tỷ đồng cho vay tiêu dùng, mua nhà với lãi suất ưu đãi.
Chẳng hạn OCB giảm lãi suất 3 điểm phần trăm, còn 13,5% năm cho khách vay mua nhà, thời gian cho vay cao nhất là 15 năm và mức giải ngân tối đa là 1,5 tỷ đồng cho một khách hàng. Lãi suất cho vay mua nhà thấp nhất tại HDBank cũng chỉ 8,6% một năm, áp dụng trong 3 tháng đầu tiên. Tổng hạn mức cấp tín dụng trong chương trình này của HDBank là 1.000 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng tung ra gói 2.000 tỉ đồng cho cá nhân vay kinh doanh với lãi suất 13%/năm, còn vay mua, xây, sửa chữa nhà là 14%/năm. Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam cho khách hàng vay mua nhà với lãi suất ưu đãi 9,99% một năm trong ba tháng đầu tiên.
Hay như Ngân hàng Hong Leong (Hong Leong Bank) áp dụng lãi suất cho vay mua nhà 0,88%/năm trong 3 tháng đầu tiên; từ tháng thứ tư, lãi suất cho vay là 13,4%/năm, còn lãi suất cho vay của các năm tiếp theo sẽ không quá 14%/năm.
Tại Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB), ngân hàng này đã dành 1.000 tỉ đồng cho vay BĐS với lãi suất 9,9%/năm trong 3 tháng đầu của khoản vay, thời gian vay 180 tháng, mức vay tối đa là 90% nhu cầu vốn... Trước đó, Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) đã đưa ra mức lãi vay "sốc" là 10%/năm nhưng chỉ áp dụng đối với khách hàng mua căn hộ tại một số dự án cụ thể...
Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng đã tung ra thị trường chương trình cho vay mua nhà với lãi suất 12%/năm cố định trong 2 năm đầu tiên. Mức cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo.
Cẩn trọng dễ "sập bẫy" lãi suất
Trong cuộc chạy đua đại hạ giá cho vay bất động sản của các ngân hàng, cơ hội mua nhà của nhiều người dân được mở rộng. Song có nhiều vấn đề đáng quan tâm mà khách hàng cần phải cân nhắc kỹ trước khi đặt bút ký hợp đồng, để không bị rơi vào tình thế sự đã rồi.
Thực tế tại các NH cho thấy đa số các mức lãi suất ưu đãi cho vay mua nhà chỉ áp dụng trong khoảng 3 - 6 tháng đầu tiên, tùy ngân hàng. Sau đó, các ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất cao hoặc thả nổi theo hướng vài tháng sẽ điều chỉnh lãi suất một lần theo mức lãi suất huy động cộng với một khoản chênh lệch nào đó.
Lãi suất thấp, trả nợ nhiều năm, các ngân hàng đã đánh trúng nhu cầu của người mua nhà. Tuy nhiên hiện có khá nhiều ngân hàng có điều kiện xét cho vay rất khắt khe. Điều khó khăn nhất là tại nhiều dự án khách hàng không được thế chấp chính căn hộ mà họ mua.
Bên cạnh vấn đề lãi suất, hiện nhiều ngân hàng đang áp dụng thu phí đối với khách hàng có nhu cầu trả nợ trước hạn. Mức thu phí thường từ 1% - 5% trên số tiền trả nợ trước hạn. Vì thế, người vay cần lưu ý đến yếu tố này để xác định mức phí phải trả cho ngân hàng. Giả sử, với thời hạn vay 5 năm, nếu bên vay trả nợ trước hạn trong năm đầu tiên hoặc năm thứ hai thì NH sẽ thu mức phí nào?...
Thêm vào đó, rủi ro lớn nhất mà khách hàng mua nhà nhận ưu đãi khủng có thể gặp phải là dự án đang dở dang, chủ đầu tư huy động vốn rồi sau đấy không triển khai tiếp. Lúc đó, người mua chịu thiệt nhất bởi tiền đã đóng, nhà thì chưa thấy đâu còn muốn rút vốn ra cũng rất khó khăn. Trong khi đó, lãi suất hàng tháng vay ngân hàng để đóng vào, người dân vẫn phải nộp đủ. Thực tế hiện nay, có đến 90% các dự án chậm tiến độ, thậm chí có nhiều dự án không hề triển khai sau khi đã huy động được tiền của người mua.
(Theo TTVN)
Vay
tiền mua nhà: Cẩn thận kẻo mắc bẫy tài chính
Giá nhà liên tục hạ,
nhà băng lại tỏ ra hào phóng hơn trước nên nhiều người định vay tiền để mua cho
có chỗ "chui ra chui vào". Theo các chuyên gia, chỉ nên vay ngân hàng
khi đã có một nửa hoặc hai phần ba số tiền.
Nếu tiền vay quá nửa giá
trị căn nhà, lãi trả nhà băng hàng tháng vượt nửa thu nhập... sẽ khiến chủ
nhà có thể gặp khó khăn với khoản nợ của mình.
Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho rằng một số dự án đã giảm về mức hợp lý, có thể chấp nhận được. Theo đó, người dân có thể thu xếp tài chính để mua nhà ở vào thời điểm này.
Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Đại Lai - chuyên gia tài chính ngân hàng - cũng cho rằng nên vay tiền ngân hàng để mua nhà lúc này nếu tiên liệu được khả năng trả nợ của mình. "10 năm tiền thuê nhà có thể bằng tiền mua đứt một căn hộ rồi".
Vợ chồng anh Nguyễn Đình Dũng, Nghĩa Tân, Cầu Giấy có khoảng 150 triệu đồng tiết kiệm, muốn vay thêm để mua căn hộ chung cư bình dân mới mở bán gần đây. Theo anh, nếu vay người thân trong gia đình thì không được lâu dài. Một số người khuyên nên vay ngân hàng và thế chấp chính căn nhà mình mua. Tuy nhiên, anh Dũng rất lo lắng về khả năng chi trả bởi vì thu nhập của 2 vợ chồng hiện chỉ được khoảng 13 triệu đồng.
Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho rằng một số dự án đã giảm về mức hợp lý, có thể chấp nhận được. Theo đó, người dân có thể thu xếp tài chính để mua nhà ở vào thời điểm này.
Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Đại Lai - chuyên gia tài chính ngân hàng - cũng cho rằng nên vay tiền ngân hàng để mua nhà lúc này nếu tiên liệu được khả năng trả nợ của mình. "10 năm tiền thuê nhà có thể bằng tiền mua đứt một căn hộ rồi".
Vợ chồng anh Nguyễn Đình Dũng, Nghĩa Tân, Cầu Giấy có khoảng 150 triệu đồng tiết kiệm, muốn vay thêm để mua căn hộ chung cư bình dân mới mở bán gần đây. Theo anh, nếu vay người thân trong gia đình thì không được lâu dài. Một số người khuyên nên vay ngân hàng và thế chấp chính căn nhà mình mua. Tuy nhiên, anh Dũng rất lo lắng về khả năng chi trả bởi vì thu nhập của 2 vợ chồng hiện chỉ được khoảng 13 triệu đồng.
“Nếu vay ngân hàng, mỗi tháng phải trả lãi và gốc mất nửa số thu
nhập. Còn khoảng 5 - 6 triệu để trả tiền nhà thuê, sinh hoạt phí của 2 vợ chồng
và con trai một tuổi thì quá eo hẹp”, anh Dũng tính toán.
Cách đây một tháng, chị Đỗ Hồng Thúy, Ngọc Hồi, Thanh Trì định mua một căn hộ đóng tiền theo giai đoạn ở khu vực Hà Đông. Chủ đầu tư giới thiệu sẽ hỗ trợ vay 70% giá trị căn hộ, lãi suất thời gian đầu là 9,9% một năm. Ban đầu, vợ chồng chị Thúy cũng sốt sắng gom tiền đóng đợt một và tính sau khi đóng đợt 2 sẽ thế chấp chính căn nhà để vay ngân hàng. Tuy nhiên, tính toán lại, chị Thúy quyết định chưa mua vội. "Nếu không cân nhắc kỹ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình, trong đó có con nhỏ. Áp lực trả nợ khi đó cũng khiến mình rất mệt mỏi”, chị Thúy chia sẻ.
Theo anh Phạm Minh Đức (Thanh Xuân, Hà Nội), hiện lãi suất vẫn khá cao, do đó nếu tính đến việc vay ngân hàng thì nên cân đối nguồn trả nợ trước, để tránh khi vay lại không có khả năng trả. “Điều này còn gây ra lịch sử nợ xấu và sau này muốn đi vay ở ngân hàng khác cũng khó. Nếu các gia đình đã lên kế hoạch kỹ lưỡng rồi thì không đáng ngại”, anh Đức cho hay.
Một trong những lo ngại của người dân khi nghĩ đến việc vay tiền ngân hàng là sợ lãi suất ngân hàng "đỏng đảnh", biến động khó lường. Chia sẻ những băn khoăn này, các chuyên gia tài chính khuyến cáo người dân hãy để ý thật kỹ các quy định về lãi suất và thời hạn vay và điều khoản thanh lý hợp đồng. Ông Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia - cho rằng: "Đây là thời điểm tốt để mua nhà nhưng nếu vay ngân hàng thì nên chờ lãi suất giảm thêm. Thời hạn vay phải dài (khoảng 10 - 15 năm trở lên). Tổng số tiền trả lãi và gốc hàng tháng không được vượt quá 50% tổng thu nhập của gia đình bạn".
Ông Lê Quang Trung - phó Tổng giám đốc, Giám đốc khối Nguồn vốn và Ngoại hối Ngân hàng Quốc tế (VIB) thừa nhận người mua nhà phải tính kỹ trước khi vay tiền. "Bạn phải cân nhắc kỹ, có chịu được nhiệt nếu thị trường biến động hay không thì mới vay? Vấn đề là khẩu vị rủi ro của bạn tới đâu, bạn có sẵn sàng vay, nếu lãi suất biến động lớn thì có trả được không", ông khuyến cáo.
"Về phần lãi suất, theo tôi phía ngân hàng cũng không nên đỏng đảnh quá. Thời buổi này khó khăn lắm mới có được khách, có rồi lại cứ thay đổi lãi suất xoành xoạch thì cũng không nên", chuyên gia Đại Lai nói thêm.
Từ phía ngân hàng, các nhà băng đều thừa nhận đây là lúc họ rất cần khách và sẵn sàng mở cửa hầu bao cho vay mua nhà. Trao đổi với VnExpress.net, đại diện Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng khuyên: "Nếu mua nhà để ở thì nên vay bởi vì nhà giá đang rẻ mà các ngân hàng cũng thích cho vay tiêu dùng. Ngược lại, nếu mua để đầu cơ thì tôi khuyên không nên".
Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần có trụ sở tại Hà Nội còn nói, nếu giờ chưa có nhà tôi cũng mua. Tuy nhiên, ông này khuyến cáo không nên "đâm đầu vào đá" khi quyết mua bằng được nếu nguồn tiền tự có ít và phải vay ngân hàng quá nhiều.
Trường hợp tương tự của chị Nguyễn Phương Linh. Hai vợ chồng chị mới tiết kiệm được 80 triệu nhưng muốn mua căn hộ giảm giá hơn 500 triệu nên định vay ngân hàng toàn bộ số còn lại. Chia sẻ mong mỏi có nhà với chị Linh nhưng vị giám đốc trên cho rằng không nên làm vậy. Theo ông, muốn mua nhà thì tối thiểu phải có một nửa số tiền để không phải chịu gánh nợ quá lớn, nếu không người mua có nguy cơ mất nhà khi không thể trả được lãi và gốc.
Ông Lê Quang Trung cũng cho rằng "tay không bắt giặc" thì không nên. "Cũng như doanh nghiệp, khi đòn bẩy tài chính quá nhiều sẽ gây ra áp lực. Nếu bạn vay quá nhiều tiền ngân hàng để mua nhà cũng tương tự như vậy. Nếu tổng thu nhập hàng tháng là 100 đồng thì chỉ nên dành 30 đồng, tối đa 50 đồng cho việc chi trả khoản vay nào đó thôi", ông Trung phân tích.
(Theo Vnexpress)
Cách đây một tháng, chị Đỗ Hồng Thúy, Ngọc Hồi, Thanh Trì định mua một căn hộ đóng tiền theo giai đoạn ở khu vực Hà Đông. Chủ đầu tư giới thiệu sẽ hỗ trợ vay 70% giá trị căn hộ, lãi suất thời gian đầu là 9,9% một năm. Ban đầu, vợ chồng chị Thúy cũng sốt sắng gom tiền đóng đợt một và tính sau khi đóng đợt 2 sẽ thế chấp chính căn nhà để vay ngân hàng. Tuy nhiên, tính toán lại, chị Thúy quyết định chưa mua vội. "Nếu không cân nhắc kỹ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình, trong đó có con nhỏ. Áp lực trả nợ khi đó cũng khiến mình rất mệt mỏi”, chị Thúy chia sẻ.
Theo anh Phạm Minh Đức (Thanh Xuân, Hà Nội), hiện lãi suất vẫn khá cao, do đó nếu tính đến việc vay ngân hàng thì nên cân đối nguồn trả nợ trước, để tránh khi vay lại không có khả năng trả. “Điều này còn gây ra lịch sử nợ xấu và sau này muốn đi vay ở ngân hàng khác cũng khó. Nếu các gia đình đã lên kế hoạch kỹ lưỡng rồi thì không đáng ngại”, anh Đức cho hay.
Một trong những lo ngại của người dân khi nghĩ đến việc vay tiền ngân hàng là sợ lãi suất ngân hàng "đỏng đảnh", biến động khó lường. Chia sẻ những băn khoăn này, các chuyên gia tài chính khuyến cáo người dân hãy để ý thật kỹ các quy định về lãi suất và thời hạn vay và điều khoản thanh lý hợp đồng. Ông Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia - cho rằng: "Đây là thời điểm tốt để mua nhà nhưng nếu vay ngân hàng thì nên chờ lãi suất giảm thêm. Thời hạn vay phải dài (khoảng 10 - 15 năm trở lên). Tổng số tiền trả lãi và gốc hàng tháng không được vượt quá 50% tổng thu nhập của gia đình bạn".
Ông Lê Quang Trung - phó Tổng giám đốc, Giám đốc khối Nguồn vốn và Ngoại hối Ngân hàng Quốc tế (VIB) thừa nhận người mua nhà phải tính kỹ trước khi vay tiền. "Bạn phải cân nhắc kỹ, có chịu được nhiệt nếu thị trường biến động hay không thì mới vay? Vấn đề là khẩu vị rủi ro của bạn tới đâu, bạn có sẵn sàng vay, nếu lãi suất biến động lớn thì có trả được không", ông khuyến cáo.
"Về phần lãi suất, theo tôi phía ngân hàng cũng không nên đỏng đảnh quá. Thời buổi này khó khăn lắm mới có được khách, có rồi lại cứ thay đổi lãi suất xoành xoạch thì cũng không nên", chuyên gia Đại Lai nói thêm.
Từ phía ngân hàng, các nhà băng đều thừa nhận đây là lúc họ rất cần khách và sẵn sàng mở cửa hầu bao cho vay mua nhà. Trao đổi với VnExpress.net, đại diện Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng khuyên: "Nếu mua nhà để ở thì nên vay bởi vì nhà giá đang rẻ mà các ngân hàng cũng thích cho vay tiêu dùng. Ngược lại, nếu mua để đầu cơ thì tôi khuyên không nên".
Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần có trụ sở tại Hà Nội còn nói, nếu giờ chưa có nhà tôi cũng mua. Tuy nhiên, ông này khuyến cáo không nên "đâm đầu vào đá" khi quyết mua bằng được nếu nguồn tiền tự có ít và phải vay ngân hàng quá nhiều.
Trường hợp tương tự của chị Nguyễn Phương Linh. Hai vợ chồng chị mới tiết kiệm được 80 triệu nhưng muốn mua căn hộ giảm giá hơn 500 triệu nên định vay ngân hàng toàn bộ số còn lại. Chia sẻ mong mỏi có nhà với chị Linh nhưng vị giám đốc trên cho rằng không nên làm vậy. Theo ông, muốn mua nhà thì tối thiểu phải có một nửa số tiền để không phải chịu gánh nợ quá lớn, nếu không người mua có nguy cơ mất nhà khi không thể trả được lãi và gốc.
Ông Lê Quang Trung cũng cho rằng "tay không bắt giặc" thì không nên. "Cũng như doanh nghiệp, khi đòn bẩy tài chính quá nhiều sẽ gây ra áp lực. Nếu bạn vay quá nhiều tiền ngân hàng để mua nhà cũng tương tự như vậy. Nếu tổng thu nhập hàng tháng là 100 đồng thì chỉ nên dành 30 đồng, tối đa 50 đồng cho việc chi trả khoản vay nào đó thôi", ông Trung phân tích.