Song, nhiều ý kiến cho rằng, đề xuất này có khoảng cách với thực tế đời sống của phần lớn người lao động.
Nhà giá rẻ hay nhà ở xã hội?
Theo đề xuất của Bộ Xây dựng, trường hợp nhà ở xã hội là nhà chung cư thì căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế mỗi căn hộ có diện tích tối thiểu là 25 m2 sàn, tối đa không quá 90 m2 sàn, bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Tỷ lệ số căn hộ trong dự án phát triển nhà ở xã hội có diện tích sàn từ 25 m2 đến dưới 30 m2 và từ trên 70 m2 đến dưới 90 m2 không quá 20% tổng số căn hộ. Trường hợp nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng thì tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng của mỗi căn nhà không vượt quá 90 m2, hệ số sử dụng đất không vượt quá 2,0 lần và phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Không ít ý kiến cho rằng, đề xuất này nếu đưa ra với phân khúc nhà giá rẻ thì có vẻ hợp lý, song đối với loại hình nhà ở xã hội thì lại không ổn chút nào.
Chị Nguyễn Thanh Mai, một công nhân ngành da giày cho biết, nhà chị có 4 người gồm 2 vợ chồng và hai đứa con, tổng thu nhập của hai vợ chồng một tháng được 10 triệu đồng. Cứ cho một căn hộ nhà ở xã hội giá trung bình khoảng 14 triệu - 15 triệu đồng/m2 thì cả căn hộ 90m2 sẽ có giá tới 1,5 tỷ đồng. Với mức lương công nhân như chúng tôi chắc chẳng bao giờ mua nổi một căn hộ có giá cao như vậy. "Người thu nhập thấp chúng tôi liệu có đủ sức mua những căn nhà ở xã hội có diện tích 90 m2 hay không?” chị Mai đặt câu hỏi.
Đồng cảnh với chị Mai, anh Nguyễn Văn Phong (Cổ Nhuế, Hà Nội) cũng chia sẻ, nhà ở xã hội mà có diện tích lớn như vậy, giá tối thiểu cũng phải trên 1 tỷ đồng, như vậy là nhà ở cho người thu nhập khá chứ không phải là nhà dành cho người thu nhập thấp. Vả lại, theo anh Phong, gia đình anh hiện có 5 người, cả ông bà và các cháu nên chỉ có nhu cầu ở một số diện tích khoảng 50 - 60 m2. "Theo tôi, các nhà quản lý khi đưa ra đề xuất, cần tính đến nhu cầu thực tế của người dân hơn”, anh Phong nói.
Đó là tâm tư của những người lao động mà theo họ, phần lớn thu nhập của các công nhân ngành dệt may, da giầy và nhiều ngành nghề khác hiện nay không thể "với” tới được những căn hộ có diện tích lớn như vậy.
Nhu cầu nhà ở diện tích nhỏ là rất nhiều
Chia sẻ với Đại Đoàn Kết về đề xuất nói trên của Bộ Xây dựng, TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cũng cho rằng, với mức diện tích trung bình là 12 m2 sàn/ người ở, nếu diện tích nhà ở xã hội tăng lên 90 m2, nghĩa là căn hộ đó phải đáp ứng cho một gia đình có ít nhất 7 người. Trong khi phần lớn các gia đình hạt nhân hiện nay chỉ có trung bình 3-4 người. Số gia đình có 6-7 người là không nhiều. Như vậy, rõ ràng đề xuất nói trên của Bộ Xây dựng chưa hướng đến xu hướng chung đối với nhu cầu thị trường.
Ông Liêm cũng nêu quan điểm: Hiện nay ở Bình Dương đang xây dựng những căn hộ với diện tích nhỏ, chỉ khoảng 20 m2 và được nhiều người dân rất ủng hộ, vì nó đáp ứng đúng nhu cầu của phần lớn người tiêu dùng. Theo TS Liêm, 5.000 căn hộ nhà ở xã hội vừa được tỉnh Bình Dương khánh thành giai đoạn 1 và động thổ xây dựng hơn 10.000 căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2 cho thấy nhu cầu về nhà ở xã hội có diện tích nhỏ là vô cùng lớn. Vậy tại sao chúng ta không hướng phân khúc này vào đúng nhu cầu đó của người dân? "Tôi nghĩ, Bộ Xây dựng nên cân nhắc lại đề xuất này, nếu không sẽ dễ khiến cho dư luận hiểu lầm rằng, đề xuất nói trên là muốn hợp thức hóa những căn hộ cao cấp tồn kho hiện nay mà không ai mua”- TS Liêm nhận định.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (Horea) cũng nêu quan điểm, không nên tăng diện tích nhà ở xã hội tối đa lên 90m2 mà chỉ nên giữ ở mức tối đa không quá 70m2 như hiện nay. Bởi theo Horea, đất nước hiện nay còn nghèo, ngân sách Nhà nước eo hẹp và mục tiêu phát triển nhà ở xã hội là nhằm để đáp ứng nhu cầu nhà ở cơ bản, tối thiểu, phổ biến của đông đảo người thu nhập thấp đô thị, chứ không nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở tối đa của một số ít trường hợp hộ đông nhân khẩu đặc thù. Theo phân tích của Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh, một căn hộ 90 m2 sàn sẽ bằng 3 căn hộ loại 30 m2. Nếu xây dựng căn hộ 90m2 thì chỉ có một hộ được thụ hưởng, trong lúc nếu xây dựng thành 3 căn hộ 30 m2 sàn thì sẽ giải quyết nhu cầu nhà ở cho 3 hộ. Với những lý lẽ trên, Horea đề nghị, tiêu chuẩn thiết kế mỗi căn hộ tối đa không quá 70 m2 như đã quy định tại Nghị định 188/2013/NĐ-CP.
Theo đề xuất của Bộ Xây dựng, trường hợp nhà ở xã hội là nhà chung cư thì căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế mỗi căn hộ có diện tích tối thiểu là 25 m2 sàn, tối đa không quá 90 m2 sàn, bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Tỷ lệ số căn hộ trong dự án phát triển nhà ở xã hội có diện tích sàn từ 25 m2 đến dưới 30 m2 và từ trên 70 m2 đến dưới 90 m2 không quá 20% tổng số căn hộ. Trường hợp nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng thì tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng của mỗi căn nhà không vượt quá 90 m2, hệ số sử dụng đất không vượt quá 2,0 lần và phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Không ít ý kiến cho rằng, đề xuất này nếu đưa ra với phân khúc nhà giá rẻ thì có vẻ hợp lý, song đối với loại hình nhà ở xã hội thì lại không ổn chút nào.
Chị Nguyễn Thanh Mai, một công nhân ngành da giày cho biết, nhà chị có 4 người gồm 2 vợ chồng và hai đứa con, tổng thu nhập của hai vợ chồng một tháng được 10 triệu đồng. Cứ cho một căn hộ nhà ở xã hội giá trung bình khoảng 14 triệu - 15 triệu đồng/m2 thì cả căn hộ 90m2 sẽ có giá tới 1,5 tỷ đồng. Với mức lương công nhân như chúng tôi chắc chẳng bao giờ mua nổi một căn hộ có giá cao như vậy. "Người thu nhập thấp chúng tôi liệu có đủ sức mua những căn nhà ở xã hội có diện tích 90 m2 hay không?” chị Mai đặt câu hỏi.
Đồng cảnh với chị Mai, anh Nguyễn Văn Phong (Cổ Nhuế, Hà Nội) cũng chia sẻ, nhà ở xã hội mà có diện tích lớn như vậy, giá tối thiểu cũng phải trên 1 tỷ đồng, như vậy là nhà ở cho người thu nhập khá chứ không phải là nhà dành cho người thu nhập thấp. Vả lại, theo anh Phong, gia đình anh hiện có 5 người, cả ông bà và các cháu nên chỉ có nhu cầu ở một số diện tích khoảng 50 - 60 m2. "Theo tôi, các nhà quản lý khi đưa ra đề xuất, cần tính đến nhu cầu thực tế của người dân hơn”, anh Phong nói.
Đó là tâm tư của những người lao động mà theo họ, phần lớn thu nhập của các công nhân ngành dệt may, da giầy và nhiều ngành nghề khác hiện nay không thể "với” tới được những căn hộ có diện tích lớn như vậy.
Nhu cầu nhà ở diện tích nhỏ là rất nhiều
Chia sẻ với Đại Đoàn Kết về đề xuất nói trên của Bộ Xây dựng, TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cũng cho rằng, với mức diện tích trung bình là 12 m2 sàn/ người ở, nếu diện tích nhà ở xã hội tăng lên 90 m2, nghĩa là căn hộ đó phải đáp ứng cho một gia đình có ít nhất 7 người. Trong khi phần lớn các gia đình hạt nhân hiện nay chỉ có trung bình 3-4 người. Số gia đình có 6-7 người là không nhiều. Như vậy, rõ ràng đề xuất nói trên của Bộ Xây dựng chưa hướng đến xu hướng chung đối với nhu cầu thị trường.
Ông Liêm cũng nêu quan điểm: Hiện nay ở Bình Dương đang xây dựng những căn hộ với diện tích nhỏ, chỉ khoảng 20 m2 và được nhiều người dân rất ủng hộ, vì nó đáp ứng đúng nhu cầu của phần lớn người tiêu dùng. Theo TS Liêm, 5.000 căn hộ nhà ở xã hội vừa được tỉnh Bình Dương khánh thành giai đoạn 1 và động thổ xây dựng hơn 10.000 căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2 cho thấy nhu cầu về nhà ở xã hội có diện tích nhỏ là vô cùng lớn. Vậy tại sao chúng ta không hướng phân khúc này vào đúng nhu cầu đó của người dân? "Tôi nghĩ, Bộ Xây dựng nên cân nhắc lại đề xuất này, nếu không sẽ dễ khiến cho dư luận hiểu lầm rằng, đề xuất nói trên là muốn hợp thức hóa những căn hộ cao cấp tồn kho hiện nay mà không ai mua”- TS Liêm nhận định.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (Horea) cũng nêu quan điểm, không nên tăng diện tích nhà ở xã hội tối đa lên 90m2 mà chỉ nên giữ ở mức tối đa không quá 70m2 như hiện nay. Bởi theo Horea, đất nước hiện nay còn nghèo, ngân sách Nhà nước eo hẹp và mục tiêu phát triển nhà ở xã hội là nhằm để đáp ứng nhu cầu nhà ở cơ bản, tối thiểu, phổ biến của đông đảo người thu nhập thấp đô thị, chứ không nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở tối đa của một số ít trường hợp hộ đông nhân khẩu đặc thù. Theo phân tích của Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh, một căn hộ 90 m2 sàn sẽ bằng 3 căn hộ loại 30 m2. Nếu xây dựng căn hộ 90m2 thì chỉ có một hộ được thụ hưởng, trong lúc nếu xây dựng thành 3 căn hộ 30 m2 sàn thì sẽ giải quyết nhu cầu nhà ở cho 3 hộ. Với những lý lẽ trên, Horea đề nghị, tiêu chuẩn thiết kế mỗi căn hộ tối đa không quá 70 m2 như đã quy định tại Nghị định 188/2013/NĐ-CP.
Theo Đại Đoàn Kết