I. Các vấn đề chính trong bài viết này :
- Dù Ngân hàng (NH) Nhà nước liên tục bổ sung các NH tham gia nhưng gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng chỉ mới giải ngân được 20%.
- Người dân, doanh nghiệp kêu khó
- Gói 30 nghìn tỷ: Bỏ tiền mua sự... mất niềm tin
Từ khóa : Bàn tay vô hình, hiệu quả, công bằng, lợi nhuận, lợi ích biên, chi phí biên, chính sách tài khóa mở rộng
II. Nội dung :
1. Về lý thuyết Kinh tế học :
- Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng "Bàn tay vô hình" có nghĩa là: Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân tham gia muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Ai cũng muốn thế cho nên vô hình trung đã thúc đẩy sự phát triển và củng cố lợi ích cho cả cộng đồng. Theo Adam Smith, chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp vào cá nhân và doanh nghiệp, cứ để nó tự do hoạt động kinh doanh; ông kết luận: "Sự giàu có của mỗi quốc gia đạt được không phải do những quy định chặt chẽ của nhà nước, mà do bởi tự do kinh doanh". ( "Bàn tay vô hình" – Adam Smith)
- Một sự đánh đổi khác mà xã hội đối mặt là giữa công bằng và hiệu quả. Hiệu quả có nghĩa là xã hội thu được kết quả cao nhất từ các nguồn lực khan hiếm của mình. Công bằng hàm ý ích lợi thu được từ các nguồn lực khan hiếm đó được phân phối công bằng giữa các thành viên của xã hội. Nói cách khác, hiệu quả ám chỉ quy mô của chiếc bánh kinh tế, còn công bằng nói lên chiếc bánh đó được phân chia như thế nào. Thường thì khi thiết kế các chính sách của chính phủ, người ta nhận thấy hai mục tiêu này xung đột với nhau. (Nguyên lý kinh tế học – Mankiw )
2. Phân tích nhận định :
a. Dù Ngân hàng (NH) Nhà nước liên tục bổ sung các NH tham gia nhưng gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng chỉ mới giải ngân được 20%.
Theo thông tin báo chí, hiện có 5 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước được tham gia hỗ trợ gói này là Vietcombank, (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) , (Vietinbank) và (MHB). Và 8 ngân hàng được NHNN thông qua bao gồm: Eximbank, OCB, SCB, SEAbank, VPbank, TPBank, Việt Nam PVcombank, BaoVietBank.
Theo Nhà kinh tế học Adam Smith có thể lý giải đều này, các cá nhân – ngân hàng tham gia muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Theo như giám đốc chi nhánh của một ngân hàng cổ phần cho biết rất ngại khi triển khai gói 30.000 tỉ đồng vì lợi nhuận từ gói này quá ít, hồ sơ lại khó khăn, số tiền cho vay không được nhiều, cao nhất chỉ khoảng 300 triệu đồng, chưa kể sau này nếu NH Nhà nước kiểm tra nếu không đạt yêu cầu sẽ bắt thu hồi phần lãi suất chênh lệch.
b. Người dân, doanh nghiệp kêu khó
Câu hỏi đặt ra đầu tiên là ai sẽ là đối tượng vay gói 30.000 tỷ đồng ? Câu trả lời là người thu nhập thấp và nếu thu nhập cao thì sẽ không được vay, ngân hàng sẽ không thích việc này chút nào. Nó lý giải vì sao một người dân than phiền : “ Tôi bắt đầu thấy nản, bắt đầu hành trình tiếp tục đi thuê nhà để ở cho 4 người (1 vợ, 2 con). Tôi nộp hồ sơ hơn 5 tháng rồi mà ngân hàng còn bắt bổ sung tiếp. Giờ tôi phải đi xác nhận tôi nuôi 1 đứa con để thu nhập của tôi sau khi giảm trừ gia cảnh là dưới 9 triệu, nhưng UBND xã không xác nhận cho tôi. Tôi cũng thấy quá vô lý vì con tôi thì đương nhiên tôi phải nuôi chứ ai nuôi, sao tôi phải đi xác nhận việc này, trong khi vợ chồng tôi vẫn đang sống hạnh phúc cùng nhau. Họ đẻ ra các quy định không thể chịu nổi, cho chút hy vọng để thất vọng triền miên. Tôi giờ phải đi làm việc kiếm sống, tôi không còn trông mong gì vào gói vay 30.000 tỷ đồng. Tôi thực sự chán nản. Mong mọi người cứ tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi. Tôi thật sự rất bức xúc.” Ls Minh
Doanh nghiệp xin chuyển đổi dự án từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội hay chuyển đổi từ căn hộ lớn sang căn hộ vừa và nhỏ nhưng chưa được chấp thuận cũng không thể tiếp cận nguồn vốn vay.
Nếu là nhân viên thẩm định ngân hàng, có thể thấy rằng các doanh nghiệp này đang thu lỗ và hiển nhiên không có cho vay.
c. Gói 30 nghìn tỷ: Bỏ tiền mua sự... mất niềm tin
Cách thức “các doanh nghiệp lợi dụng gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng để trục lợi “ có lẽ báo chí đã nói nhiều, nhưng điều đáng nói là vẫn chưa có giải pháp thỏa đáng cho chính sách này. Nhiều người trong giới chuyên gia kinh tế cũng như các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cho rằng nếu cứ duy trì theo kiểu này thì chỉ khiến tất cả các bên liên quan đều mỏi mệt. Nhưng nếu dừng triển khai thì ước mơ mua nhà thu nhập thấp càng trở nên mịt mùng hơn.
Lợi ích biên và chi phí biên. Bài học về nguyên lý kinh tế học là con người duy lý suy nghĩ tại biên. Người ra quyết định duy lý hành động chỉ khi ích lợi cận biên vượt quá chi phí cận biên. Như vậy, thực tế chỉ rõ xét tổng thể nền kinh tế thì Chi phí xã hội lớn hơn Lợi ích xã hội khi triển khai gói 30.000 tỷ đồng nhà ở xã hội đến thời điểm này. Nếu có một chính sách hay quy định đưa ra khắc phục được các nhược điểm đã nói trên thì tiếp tục triển khai gói 30.000 tỷ đồng nhà ở xã hội. Ngược lại, chính sách nên dừng lại.
3. Kết luận
Trở lại nguyên lý kinh tế học, một sự đánh đổi khác mà xã hội đối mặt là giữa công bằng và hiệu quả.
Công bằng, các nhà hoạch định chính sách mong muốn rằng mỗi người dân thu nhập thấp thông qua gói hỗ trợ 30.000 tỉ thì người dân sẽ có sự công bằng về nhà ở, tức phúc lợi xã hội tăng lên. Cũng thông qua gói hỗ trợ 30.000 tỉ, là một cách thực hiện Chính sách tài khóa mở rộng, kích cầu nền kinh tế và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển. Có lẽ, vẫn câu nói kinh điển “ Chủ trương luôn đúng, nhưng thực hiện không đúng nên kết quả có phần không theo chủ trương chính sách hoạch ra”.
Hiệu quả, một lần nữa “Bàn tay vô hình" – Adam Smith” chứng minh là đúng, dù có tất cà nhà băng tham gia thì gói 30000 tỷ cũng sẽ triển khai chậm vì hai từ lợi nhuận.
Các nhà hoạch định chính sách mong muốn tăng phúc lợi xã hội, muốn chiếc bánh kinh tế chia đều cho mỗi người dân nhưng họ quên rằng chiếc bánh kinh tế bị nhỏ lại và sự nhỏ lại chính là các ngân hàng bị mất đi lợi nhuận.
Thấy gói 30.000 tỷ đồng nhưng không chạm được (Báo Tuổi Trẻ)
Gói 30 nghìn tỷ: Bỏ tiền mua sự... mất niềm tin (Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Nguồn :
[1] http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/tieu-diem/20150525/thay-goi-30000-ti-dong-nhung-khong-cham-duoc/751662.html
[2] http://vneconomy.vn/bat-dong-san/goi-30-nghin-ty-bo-tien-mua-su-mat-niem-tin-20150804111026139.htm
----------------------------------------------------------------------------------------------
Kinh Tế Bất Động Sản
- Dù Ngân hàng (NH) Nhà nước liên tục bổ sung các NH tham gia nhưng gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng chỉ mới giải ngân được 20%.
- Người dân, doanh nghiệp kêu khó
- Gói 30 nghìn tỷ: Bỏ tiền mua sự... mất niềm tin
Từ khóa : Bàn tay vô hình, hiệu quả, công bằng, lợi nhuận, lợi ích biên, chi phí biên, chính sách tài khóa mở rộng
II. Nội dung :
1. Về lý thuyết Kinh tế học :
- Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng "Bàn tay vô hình" có nghĩa là: Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân tham gia muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Ai cũng muốn thế cho nên vô hình trung đã thúc đẩy sự phát triển và củng cố lợi ích cho cả cộng đồng. Theo Adam Smith, chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp vào cá nhân và doanh nghiệp, cứ để nó tự do hoạt động kinh doanh; ông kết luận: "Sự giàu có của mỗi quốc gia đạt được không phải do những quy định chặt chẽ của nhà nước, mà do bởi tự do kinh doanh". ( "Bàn tay vô hình" – Adam Smith)
- Một sự đánh đổi khác mà xã hội đối mặt là giữa công bằng và hiệu quả. Hiệu quả có nghĩa là xã hội thu được kết quả cao nhất từ các nguồn lực khan hiếm của mình. Công bằng hàm ý ích lợi thu được từ các nguồn lực khan hiếm đó được phân phối công bằng giữa các thành viên của xã hội. Nói cách khác, hiệu quả ám chỉ quy mô của chiếc bánh kinh tế, còn công bằng nói lên chiếc bánh đó được phân chia như thế nào. Thường thì khi thiết kế các chính sách của chính phủ, người ta nhận thấy hai mục tiêu này xung đột với nhau. (Nguyên lý kinh tế học – Mankiw )
2. Phân tích nhận định :
a. Dù Ngân hàng (NH) Nhà nước liên tục bổ sung các NH tham gia nhưng gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng chỉ mới giải ngân được 20%.
Theo thông tin báo chí, hiện có 5 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước được tham gia hỗ trợ gói này là Vietcombank, (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) , (Vietinbank) và (MHB). Và 8 ngân hàng được NHNN thông qua bao gồm: Eximbank, OCB, SCB, SEAbank, VPbank, TPBank, Việt Nam PVcombank, BaoVietBank.
Theo Nhà kinh tế học Adam Smith có thể lý giải đều này, các cá nhân – ngân hàng tham gia muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Theo như giám đốc chi nhánh của một ngân hàng cổ phần cho biết rất ngại khi triển khai gói 30.000 tỉ đồng vì lợi nhuận từ gói này quá ít, hồ sơ lại khó khăn, số tiền cho vay không được nhiều, cao nhất chỉ khoảng 300 triệu đồng, chưa kể sau này nếu NH Nhà nước kiểm tra nếu không đạt yêu cầu sẽ bắt thu hồi phần lãi suất chênh lệch.
b. Người dân, doanh nghiệp kêu khó
Câu hỏi đặt ra đầu tiên là ai sẽ là đối tượng vay gói 30.000 tỷ đồng ? Câu trả lời là người thu nhập thấp và nếu thu nhập cao thì sẽ không được vay, ngân hàng sẽ không thích việc này chút nào. Nó lý giải vì sao một người dân than phiền : “ Tôi bắt đầu thấy nản, bắt đầu hành trình tiếp tục đi thuê nhà để ở cho 4 người (1 vợ, 2 con). Tôi nộp hồ sơ hơn 5 tháng rồi mà ngân hàng còn bắt bổ sung tiếp. Giờ tôi phải đi xác nhận tôi nuôi 1 đứa con để thu nhập của tôi sau khi giảm trừ gia cảnh là dưới 9 triệu, nhưng UBND xã không xác nhận cho tôi. Tôi cũng thấy quá vô lý vì con tôi thì đương nhiên tôi phải nuôi chứ ai nuôi, sao tôi phải đi xác nhận việc này, trong khi vợ chồng tôi vẫn đang sống hạnh phúc cùng nhau. Họ đẻ ra các quy định không thể chịu nổi, cho chút hy vọng để thất vọng triền miên. Tôi giờ phải đi làm việc kiếm sống, tôi không còn trông mong gì vào gói vay 30.000 tỷ đồng. Tôi thực sự chán nản. Mong mọi người cứ tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi. Tôi thật sự rất bức xúc.” Ls Minh
Doanh nghiệp xin chuyển đổi dự án từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội hay chuyển đổi từ căn hộ lớn sang căn hộ vừa và nhỏ nhưng chưa được chấp thuận cũng không thể tiếp cận nguồn vốn vay.
Nếu là nhân viên thẩm định ngân hàng, có thể thấy rằng các doanh nghiệp này đang thu lỗ và hiển nhiên không có cho vay.
c. Gói 30 nghìn tỷ: Bỏ tiền mua sự... mất niềm tin
Cách thức “các doanh nghiệp lợi dụng gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng để trục lợi “ có lẽ báo chí đã nói nhiều, nhưng điều đáng nói là vẫn chưa có giải pháp thỏa đáng cho chính sách này. Nhiều người trong giới chuyên gia kinh tế cũng như các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cho rằng nếu cứ duy trì theo kiểu này thì chỉ khiến tất cả các bên liên quan đều mỏi mệt. Nhưng nếu dừng triển khai thì ước mơ mua nhà thu nhập thấp càng trở nên mịt mùng hơn.
Lợi ích biên và chi phí biên. Bài học về nguyên lý kinh tế học là con người duy lý suy nghĩ tại biên. Người ra quyết định duy lý hành động chỉ khi ích lợi cận biên vượt quá chi phí cận biên. Như vậy, thực tế chỉ rõ xét tổng thể nền kinh tế thì Chi phí xã hội lớn hơn Lợi ích xã hội khi triển khai gói 30.000 tỷ đồng nhà ở xã hội đến thời điểm này. Nếu có một chính sách hay quy định đưa ra khắc phục được các nhược điểm đã nói trên thì tiếp tục triển khai gói 30.000 tỷ đồng nhà ở xã hội. Ngược lại, chính sách nên dừng lại.
3. Kết luận
Trở lại nguyên lý kinh tế học, một sự đánh đổi khác mà xã hội đối mặt là giữa công bằng và hiệu quả.
Công bằng, các nhà hoạch định chính sách mong muốn rằng mỗi người dân thu nhập thấp thông qua gói hỗ trợ 30.000 tỉ thì người dân sẽ có sự công bằng về nhà ở, tức phúc lợi xã hội tăng lên. Cũng thông qua gói hỗ trợ 30.000 tỉ, là một cách thực hiện Chính sách tài khóa mở rộng, kích cầu nền kinh tế và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển. Có lẽ, vẫn câu nói kinh điển “ Chủ trương luôn đúng, nhưng thực hiện không đúng nên kết quả có phần không theo chủ trương chính sách hoạch ra”.
Hiệu quả, một lần nữa “Bàn tay vô hình" – Adam Smith” chứng minh là đúng, dù có tất cà nhà băng tham gia thì gói 30000 tỷ cũng sẽ triển khai chậm vì hai từ lợi nhuận.
Các nhà hoạch định chính sách mong muốn tăng phúc lợi xã hội, muốn chiếc bánh kinh tế chia đều cho mỗi người dân nhưng họ quên rằng chiếc bánh kinh tế bị nhỏ lại và sự nhỏ lại chính là các ngân hàng bị mất đi lợi nhuận.
Thấy gói 30.000 tỷ đồng nhưng không chạm được (Báo Tuổi Trẻ)
Gói 30 nghìn tỷ: Bỏ tiền mua sự... mất niềm tin (Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Nguồn :
[1] http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/tieu-diem/20150525/thay-goi-30000-ti-dong-nhung-khong-cham-duoc/751662.html
[2] http://vneconomy.vn/bat-dong-san/goi-30-nghin-ty-bo-tien-mua-su-mat-niem-tin-20150804111026139.htm
----------------------------------------------------------------------------------------------
Kinh Tế Bất Động Sản