Chuyển
nhượng đất trồng lúa cần phải có những điều kiện gì?
Những
điều cần biết khi chuyển mục đích sử dụng đất ;
Làm
sao để được sang tên khi mua nhà xây trên đất nông nghiệp?
Chuyển
nhượng đất trồng lúa cần phải có những điều kiện gì?
Hỏi: Năm 2001, ông
Trương Quốc Thành có nhận chuyển nhượng 1 thửa đất, diện tích 5.279 m, loại đất
trồng lúa 2 vụ/năm, chủ cũ đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày
10/1/1997, nhưng đến nay ông chưa làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất.
Nay, ông Thành có thể làm thủ tục đăng ký biến động, chuyển quyền
sử dụng đất được không?
Trả lời:
Theo thông tin ông Trương Quốc Thành cung cấp, được biết năm 2001
ông có nhận chuyển nhượng một thửa đất diện tích 5.279 m2, loại đất trồng lúa 2
vụ/năm, chủ cũ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ ngày 10/1/1997.
Đến nay ông chưa làm thủ tục đăng ký biến động, sang tên quyền sử dụng đất.
Khoản 3, khoản 4, Điều 191 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Hộ gia
đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển
nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho
quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân
khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu
không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Theo quy định đó, nếu ông Thành không trực tiếp sản xuất nông
nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa. Trường
hợp đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu ông Thành không sinh
sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó thì ông cũng không được nhận
chuyển nhượng.
Điều kiện chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng đất
Theo Luật Đất đai 2013 quy định:
- Trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật này, tổ chức kinh
tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất (điểm b, khoản 1 Điều 169).
- Người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử
dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực
hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện
xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện quyền (khoản 1, Điều 168).
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng
hoặc chứng thực. Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công
chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã (điểm a, điểm d,
khoản 3 Điều 167)
- Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp
Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi khi người sử dụng đất, chủ sở
hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất,
tài sản gắn liền với đất; Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì người sử
dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất hoặc chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp.
Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất
phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động (điểm a, khoản 4; khoản 5; khoản 6 Điều
95).
- Thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với
loại đất có quy định thời hạn là thời gian sử dụng đất còn lại của thời hạn sử
dụng đất trước khi nhận chuyển quyền sử dụng đất (khoản 1, Điều 128).
- Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia
đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá
nhân. Chính phủ quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của
hộ gia đình, cá nhân phù hợp với điều kiện cụ thể theo từng vùng và từng thời
kỳ (Điều 130).
- Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ
màu mỡ của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm,
trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và vào mục đích phi nông nghiệp nếu
không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (khoản 2, Điều 134).
Nếu ông Thành trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa. Trường hợp đất nông nghiệp trong khu vực
rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái
thuộc rừng đặc dụng mà ông Thành sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng
đặc dụng đó thì ông được nhận chuyển nhượng. Nếu còn thời hạn sử dụng đất khi
nhận chuyển quyền, diện tích đất không vượt quá hạn mức chuyển nhượng và hoàn
thành nghĩa vụ tài chính khi đăng ký biến động đất đai, thì ông Thành sẽ được
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất (mẫu mới) thay cho Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho chủ
cũ trước đây.
Thủ tục đăng ký cấp Giấy
chứng nhận
Theo khoản 2, Điều 82 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định thủ tục
đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa
thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định như sau:
Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất trước ngày 1/7/2014 mà bên nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ có Giấy
chứng nhận của bên chuyển quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng, giấy tờ về chuyển
quyền sử dụng đất theo quy định thì thực hiện theo quy định như sau:
- Người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp đơn đề nghị cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có;
- Văn phòng đăng ký đất đai thông báo bằng văn bản cho bên chuyển
quyền và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc làm thủ
tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất cho người nhận chuyển quyền. Trường hợp không rõ địa chỉ của
người chuyển quyền để thông báo thì phải đăng tin trên phương tiện thông tin
đại chúng của địa phương ba số liên tiếp (chi phí đăng tin do người đề nghị cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất trả);
- Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo hoặc đăng tin lần đầu
tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề
nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để trình cơ
quan có thẩm quyền quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp
không nộp Giấy chứng nhận để làm thủ tục đồng thời cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới cho bên nhận
chuyển quyền.
Trường hợp có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng
ký đất đai hướng dẫn các bên nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp theo quy định.
Luật sư Trần Văn Toàn
(VPLS Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội)
(VPLS Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội)
(Theo Chính phủ)
Những
điều cần biết khi chuyển mục đích sử dụng đất
Hỏi: Năm 2003 ông Trần
Ngọc Châu đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản gắn liền với đất, diện tích là 849m2, trong đó diện tích đất ở là
200m2.
Nay, ông Châu có thể chuyển mục đích sử dụng phần đất vườn sang
đất ở được không, nếu được thì trình tự, thủ tục chuyển đổi như thế nào?
Trả lời
Theo Điều 52 và khoản 2, Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, căn
cứ để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là kế hoạch sử dụng đất hàng năm của
cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng
đất thể hiện trong đơn chuyển mục đích sử dụng đất.
Khi chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất phải thực
hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền
và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được
chuyển mục đích sử dụng.
Trình tự, thủ tục cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất
Ngày 15/5/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (năm 2013). Điều 69 của
Nghị định này quy định trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
như sau:
Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm
theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ;
xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn
người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính. Người sử
dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Thu tiền sử dụng đất khi
chuyển mục đích sử dụng đất
Ngày 15/5/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2014/NĐ-CP
về thu tiền sử dụng đất. Điểm a, khoản 2, Điều 5 Nghị định này quy định việc
thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá
nhân như sau:
Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân
cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại khoản 6, Điều 103 Luật Đất
đai (phần diện tích đất vườn, ao còn lại sau khi đã xác định diện tích đất ở)
sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng
người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản
đồ địa chính từ trước ngày 1/7/2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang
đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính
theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm
có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngày 16/6/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số
76/2014/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP về thu tiền
sử dụng đất. Tại khoản 2, Điều 5 Thông tư này hướng dẫn xác định tiền sử dụng
đất khi hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
sang đất ở có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp
như sau: Đất có nguồn gốc là đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc
khu dân cư không được công nhận là đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50%
chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính
theo giá đất nông nghiệp.
Đề nghị ông Trần Ngọc Châu đối chiếu các quy định nêu trên để rõ
điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất và mức thu tiền sử
dụng đất khi được UBND cấp huyện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất
vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư sang đất ở.
Luật sư Trần Văn Toàn
VPLS Khánh Hưng – Đoàn luật sư Hà Nội
VPLS Khánh Hưng – Đoàn luật sư Hà Nội
(Theo Chính phủ)
Làm
sao để được sang tên khi mua nhà xây trên đất nông nghiệp?
Tháng 6/2014, tôi đã mua
một căn nhà xây trên đất nông nghiệp tại phường Bình Thuận, quận 7, Tp.HCM. Hợp
đồng mua bán đã được công chứng. Sau đó, tôi đã nộp hồ sơ cập nhật đăng bộ tại
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận 7.
Sau đó, hồ sơ của tôi bị trả lại, không đăng bộ được vì nhà mà tôi
mua xây dựng không phép. Tiếp đó, gia đình tôi đã tháo dỡ một phần vi phạm, chỉ
để lại mấy bức tường nhưng hồ sơ vẫn không được thông qua. Tôi muốn hỏi trường
hợp của tôi phải làm sao thì mới được giải quyết.
Trả lời:
Theo đại diện UBND quận 7, giấy chứng nhận của gia đình ông do
UBND quận cấp, công nhận trong khuôn viên của gia đình có nhà ba tầng, mái che
thang và đất trống (đất nông nghiệp). Trên phần đất nông nghiệp đã xây dựng nhà
một tầng không phép sau ngày 1/7/2006 với kết cấu tường gạch, mái tôn. Như vậy,
gia đình ông đã sử dụng đất không đúng mục đích và xây dựng không phép trên đất
nông nghiệp.
Theo quy định tại điểm h, khoản 1 Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP,
trường hợp nhà ở hoàn thành xây dựng kể từ ngày 1/7/2006 trở về sau thì phải có
giấy tờ xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy
phép xây dựng và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng
trước ngày 1/7/2006. Nếu nhà ở thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng mà không
xin phép thì phải có giấy tờ của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện chấp
thuận cho tồn tại nhà ở đó.
Căn cứ vào quy định nêu trên, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
quận 7 đã trả hồ sơ đề nghị bên nhận chuyển nhượng nhà liên hệ với Phòng Quản
lý đô thị quận để làm thủ tục xử lý vi phạm phần công trình xây dựng không
phép. Sau khi có quyết định của UBND quận 7, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng
đất sẽ xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
(Theo Pháp luật TP HCM
Online)